Tưởng nhớ Vũ Huấn

Tinh thần từ chuyện xin ăn xây trường học của Vũ Huấn đã gây ảnh hưởng lớn. Sau khi ông mất, trong nước Trung Quốc nối nhau sáng lập nhiều trường học. Trường Sư phạm giảng tập ở huyện Đường Ấp sau đó đã đổi tên thành trường Trung học Vũ Huấn. Cháu của Vũ Huấn là Kim Đống cũng quyên tiền xây dựng ở Quán Đào, Quán huyện mỗi nơi một trường tiểu học sơ cấp Vũ Huấn. Phùng Hoán Chương một mình lập ra hơn hai mươi trường tiểu học Vũ Huấn để kỷ niệm ở các huyện Thái An, Sào Huyện, tỉnh An Huy. Hiệu trưởng trường nghĩa thục ở ngõ Ngự Sử mà Vũ Huấn cùng các thân sĩ huyện Lâm Thanh lập ra, Vương Phỉ Hiển, đã tưởng nhớ Vũ Huấn bằng cách biến trường này thành trường có quy mô lớn nhất. Vương Phỉ Hiến mất năm 1933, đến khi mất vẫn chưa dùng một đồng tiền của nghĩa thục làm việc riêng. Ông được người đời sau gọi là "Vũ Huấn thứ hai", không thẹn với Vũ Huấn trước kia đã mời mọc nhờ cậy, có thể coi là đồng chí với Vũ Huấn.

Trường sư phạm Nam Thông trước đây còn bày ảnh truyền thần của Vũ Huấn ngang với ảnh của Khổng Tử. Đền thờ của Vũ Huấn nay vẫn còn tại Sơn Đông, Trung Quốc.

Tuy được thờ phụng, song tên tuổi và công lao của Vũ Huấn cũng bị nhiều phen phủ định, phần đông là từ phía chính quyền cộng hoà nhân dân Trung Hoa những năm đầu. Năm 1950, bộ phim "Vũ Huấn truyện" (武訓傳) dài 204 phút ra đời, do Triệu Đơn đóng vai chính, nội dung gây được nhiều cảm động, nhưng lại bị các nhà lãnh đạo phê phán. Trong cách mạng văn hoá, có lúc Vũ Huấn bị lôi ra chỉ trích (1951) vì đã "mở trường dạy học bằng tiền ăn xin".